Nguyên liệu làm bánh phồng tôm gồm có bột khoai mì, tôm xay, hạt tiêu giã nhỏ và bột nở. Hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều với nhau và nhồi vào những chiếc túi vải dài hình ống. Sau khi hấp cho bánh chín thì người ta đem cắt ra thành từng lát tròn mỏng và đem phơi khô.
Phơi bánh
Có hai cách chế biến bánh phồng tôm thông dụng. Một là cho bánh vào dầu ăn và chiên sâu. Đợi đến khi bánh nở to và chuyển sang màu vàng là có thể dùng ngay. Cách thứ hai là rang bánh bằng cát. Lựa cát sạch, sàng hết tạp chất rồi cho cát vào chảo lớn. Cho khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ vào cát trộn đều (để cát không dính vào bánh phồng tôm), chờ khi cát nóng thì cho bánh phồng vào. Cách làm thứ hai hơi công phu nhưng được cái là tiết kiệm được một lượng dầu ăn đáng kể mà bánh vẫn rất ngon.
Bánh phồng tôm ăn cùng với gỏi
Thật tự hào khi du khách đến với Sa Đéc thường tìm mua hủ tiếu và bánh phồng tôm Sa Giang về làm quà. Bánh phồng tôm chiên có độ giòn, xốp. Bánh có vị ngọt ngọt, beo béo, một chút vị cay của tiêu và vị thơm đặc trưng của tôm. Những hương vị ấy cứ hòa quyện vào nhau, giòn tan nơi đầu lưỡi làm thực khách ăn rồi lại muốn ăn thêm cái nữa.
Bánh phồng tôm được dùng như một món ăn khai vị, ăn cùng với gỏi trong các bữa tiệc. Hoặc đơn giản chỉ là thưởng thức chiếc bánh phồng tôm chiên rồi nhấp thêm ngụm trà nóng. cảm giác thật là thú vị. Nhắc đến lại thèm, Giờ mình đi pha một bình trà nóng và chiên vài cái bánh phồng tôm đây. Có ai muốn ăn bánh, uống trà và đàm đạo cùng mình không nè!?
Hướng dẫn làm bánh phồng tôm Sa Giang ngon đúng điệu
Từ khóa:
Hướng dẫn làm bánh phồng tôm Sa Giang ngon đúng điệu
910
1